Mái đua là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng. Thế nhưng, đối với những người không có kiến thức về ngành xây dựng thì nó lại là một khái niệm hoàn toàn xa lạ. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ phân tích, tìm hiểu chi tiết về mái đua là gì, các loại mái đua và những quy định cụ thể khi làm mái đua.
Vậy mái đua là gì?
Mái đua là một thuật ngữ quan trọng trong ngành xây dựng cần được nắm rõ về quy cách trong điều khoản cụ thể để người dân trong quá trình xây dựng chấp hành.
Đặc biệt là tại các thành phố lớn đông đúc, mái đua được chú ý nhiều hơn bởi nếu vượt quá kích thước được quy định sẽ bị xử phạt hoặc đập bỏ.
Cụ thể, mái đua chính là phần mi của cửa sổ, mái hiên, mái nhà có kích thước dài quá mức quy định của bộ Luật xây dựng. Hay có thể hình dung mái đua là phần dư trên không của ngôi nhà, mái đua không được quá rộng, không chiếm quá nhiều diện tích và phải đảm bảo an toàn. Vì thế, trước khi xây dựng, bạn cần tìm hiểu thông tin về mái đua kỹ càng để tránh việc bị dỡ bỏ và xử phạt.
Công dụng chính của việc thiết kế mái đua
Khi biết được mái đua là gì thì bạn cũng cần nắm rõ những công dụng của chúng để có thể sử dụng trong nhiều không gian khác nhau. Dưới đây là một số công dụng nổi bật nhất của mái đua mà bạn nên biết:
✓ Mái đua dùng để che chắn nắng, mưa tại hiên nhà, ban công và các khu vực có cửa sổ trong nhà. Ngoài ra chúng còn được sử dụng tại nhiều các khu vực công cộng khác.
✓ Mái đua còn được xây dựng để tạo điểm nhấn và đường nét cho không gian của bạn.
Tuy nhiên, với xu thế thiết kế nhà hiện đại, người ta không còn ưa chuộng những loại mái đua đổ bê tông nữa. Bởi loại mái đua này vừa tốn công sức, tiền bạc và cả thời gian xây dựng.
Thay vào đó, người ta thường sử dụng những loại mái cố định hoặc di động để tiện trong việc cất giữ, bảo quản. Mái đua có thể xây dựng ở mọi không gian, từ biệt thự, quán cafe đến nhà riêng. Tùy thuộc vào từng loại không gian, bạn có thể chọn cho mình những mẫu mái đua phù hợp nhất.
Các loại mái đua phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có một số loại mái đua phổ biến rất được ưa chuộng. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn ra loại phù hợp nhất với mình.
Mái đua di động
Mái đua di động có thể sử dụng được với rất nhiều tính năng khác nhau: che nắng, mưa, chắn gió. Chúng thích hợp với nhiều khoảng không gian khác nhau. Đây là loại mái được 80% người dùng lựa chọn hiện nay.
Khi sử dụng, bạn có thể dùng bộ điều khiển hoặc tay quay để điều chỉnh kích thước của phần mái. Khi không sử dụng đến thì bạn có thể thu gọn, trả lại không gian thoáng mát.
Khi lắp đặt, bạn có thể lựa chọn các loại bạt nền để có được màu sắc phù hợp với không gian của mình. Đặc biệt, loại mái đua này rất dễ dàng sửa chữa và thay thế.
Mái đua bằng bạt
Hay còn được gọi với tên khác là mái đua cố định. Khi lắp đặt loại mái này, bạn cần chọn trước vị trí sử dụng. Nó cũng có công dụng tương tự như loại mái di động.
Khi cần lắp đặt, bạn chỉ cần nói kích thước và kiểu dáng mong muốn, bên dịch vụ sẽ tư vấn và hỗ trợ cụ thể cho bạn.
Mái đua hình cánh buồm
Loại mái này thường được sử dụng tại các khu nghỉ dưỡng, quán cafe tạo ra một không gian sang trọng, mới mẻ. Mái đua hình cánh buồm giúp bạn có cảm giác như ngồi trên một con tàu giữa biển khơi. Sử dụng loại mái này giúp điều hòa luồng không khí rất tốt, tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ cho khu vực phía dưới.
Gọi điện để chúng tôi tư vấn miễn phí về mái đua
Mái đua được nhô ra bao nhiêu?
Theo quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì quy cách xây dựng mái đua như sau:
– Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, tất cả bộ phận của công trình xây dựng đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các gờ chỉ, bậu cửa, chi tiết trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ban công, mái đua,ô-văng, sê-nô, … nhưng không áp dụng đối với mái hè, mái đón) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:
+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m. Phần mái phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực.
+ Vị trí độ vươn và độ cao cụ thể của mái đua phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình xây dựng, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được xây dựng bạn công, không được che chắn hoặc tạo thành lô-gia hay buồng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về mái đua, quy cách xây dựng mái đua và các loại mái đua cơ bản, thông dụng nhất. Khi lắp đặt mái đua, các bạn nên tìm hiểu thông tin chi tiết và tìm đến những cơ sở cung cấp mái đua uy tín, chất lượng để được phục vụ tốt nhất.